Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

9 loại cây cảnh hút khí độc nên trồng trong nhà


Không khí, môi trường xung quanh đang ngày càng ô nhiễm bởi nhiều tác nhân khác nhau. Vì vậy, có được những loại cây cảnh trong nhà có thể hút khí độc, là điều nên làm. Ngoài việc trang trí cho nhà cửa, văn phòng thêm gọn đẹp, chúng còn giúp không khí thêm trong lành, giúp bạn có một sức khỏe tốt.

Dưới đây là một số cây có khả năng hút khí độc theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp.

1. Thiết mộc lan

PftlykS6GSqRkor-OuSyBCzJs5bUEA1hiFG3ytteBsJimYVsrX2pU78Xcg9hMqYEM0Mir2oPlyegsJ8JmlYx8Y8aLP3d9Us


Khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3 µg/cm2, 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.

2. Cồ nốc hoa đầu


kKq6rTIWxbno15Lu6qYw8kxZ17WNqIFDaM0tRTl1bx-I4Ky3lOBNk5sYkufyEkxx1TLmidisVUza-UzNU5tGLVkhhR7vWQ
Cây thảo nhẵn, cao 60-80cm, dài 30-40cm (đến 1m), rộng 6-8cm.


3. Cây ngũ gia bì

ngu-gia-bi


Có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, cao 2-3m, nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ có thể được dùng làm thuốc.

4. Cỏ seo gà

78M3S8LFg4JVFapax2UgAjrCXHQeGwk_JgOGXLdKp7xz8uJCnrFWoto_8hiHXQiWVDw6GPo2bDv1MqJWAjpDk53C9_10ag


Cây này có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ... Đây là loại cây nhỏ sống nhiềunăm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà. 
Ngoài khí CO, cây cỏ seo gà còn có khả năng hấp thụ khí formaldehyde.

5. Cây thiên niên kiện


WmUGiCymKV9I1WG8w0TKqAv_5KWHJiISJSFqJoJ3TVdl5k0Ul7DTg8WI76dNRV02LLiw1TRsS7O8zrPefxfYESy2hHLWMg

Cây có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên kiện có thể hút khí CO và formaldehyde.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác (ngoài nghiên cứu trên) có thể hút bớt khí độc trong phòng.

6. Cây mẫu tử


yHez3OOndPvqDjNVVORDJ9lHd9Zfe19XcFDc0zIfjQHQRbPsImuFNXeh1qNdNObNTvnD2Vlaa-maAjcVWjFghsS3MrcZkQ

Cây phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân mập, lá mọc sát đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2.

7. Cây cọ cảnh

UjKKMGSBYlsUbxRI5LL5N1Xfll5gF-02uQDeyNqvzNhIlv2FhbMuBnov7Hnmc8sSmv7Q5Z3gB8Yb3STDwVpz9071b17syjw

Cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá dạng như cái quạt xoè ra. Cây cọ cảnh hút khí benzen, khí formaldehyde.

8. Cây dương xỉ


lcwFEvj414WG669klj1qYp9D-rhoACt-X0bVytcRzQc7F1jPUWFQ1fYdslvcetCuEjLRxpjAGUH28SltIaDFS5Nvtkx0IQ

Cây mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.

9. Cây lô hội

fWpNF5YmOCbSH3b9LBMzik3Rfs1mv9KzUWbSnL73J3HgaOHwGoBhXW5AsZ7-BpYGTkP60CLBdlJMcLv92lWOb_WJm3Da8g


Còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.

Theo PGS, TS Phùng Văn Khoa (Khoa Sau Đại học, Đại học Lâm nghiệp), khi trồng cây trong nhà 10m2 nên trồng từ 2-3 cây, có cây cao 1 m và đường kính tán 0,5m, một cây nhỏ hơn đặt gần nơi làm việc. Thực tế đã chứng minh rằng, cây được đặt gần bàn làm việc sẽ góp phần tăng hiệu suất làm việc, giúp thư giãn, góp phần phát huy tính sáng tạo.
Mặt khác, khi trồng cây cần lưu ý không tự tiện ngắt lá để nhai, ăn. Thêm nữa, chú ý không đặt cây xanh hút khí oxi, thải khí cacbonic về đêm trong phòng ngủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét