Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Những mẫu CV xin việc dễ trúng tuyển


Mình thấy mọi người thường mất rất nhiều thời gian ở khâu chăm chút cho CV. Tuy nhiên nếu chỉ làm bằng một số mẫu đơn giản trên Word thì khó mà gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây là một số mẫu CV đẹp mà mình tin rằng mọi người sẽ cần đến.

Những mẫu này đều khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và sự chuyên nghiệp của ứng viên. Link tải kèm theo từng hình luôn nhé, khi click vào link các bạn kéo xuống bên dưới 1 chút sẽ có nút Download. Mẫu CV được làm bằng file powerpoint nên rất dễ chỉnh sửa.

Esquilino-PowerPoint-Resume-Screenshot
Link: http://www.showeet.com/18/12/2015/re...itae-template/

Bayview-PowerPoint-Resume-screenshot
Link: http://www.showeet.com/18/12/2015/re...itae-template/


Clean-PowerPoint-Resume-screenshot
Link: http://www.showeet.com/18/12/2015/re...itae-template/



Và còn rất nhiều mẫu khác cho bạn lựa chọn ở link này: http://www.showeet.com/category/resume-cv/

Một số điều bạn cần lưu ý khi làm CV:

1. Thông tin cá nhân ứng viên (Personal Information)

2. Quá trình học tập (Educational Level): nên kẻ bảng hoặc nêu một cách ngắn gọn, đầy đủ, khoa học. Có thể bắt đầu từ cấp 3. Nêu đủ các lớp ngoại khóa (Anh văn, vi tính, kỹ năng mềm…) và những chứng nhận đã đạt.

3. Kỹ năng (Skill): bạn hãy suy nghĩ kỹ xem mình có những kỹ năng nào nổi bật. Mỗi người là một sự khác biệt, hãy xác định xem mình mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào, đừng thấy bạn bè ai cũng ghi là: có kỹ năng giao tiếp tốt, ham học hỏi… thì mình cũng ghi như vậy. Tìm hiểu với công việc mình mong muốn sẽ đòi hỏi những kỹ năng như thế nào, và mình đáp ứng được những kỹ năng nào.

Có những kỹ năng thông thường như sử dụng vi tính hoặc ngoại ngữ thành thạo, có những kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, thuyết phục…Trong quá trình đi học, bạn là người có thể thu hút sự chú ý của đám đông bằng những câu chuyện hay hành động của mình, hoặc có thể phân công tốt công việc cho các thành viên khi làm nhóm… đó chính là kỹ năng, những tính cách đó sẽ tương ứng với tên gọi kỹ năng trong công việc.

4. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective): Bạn muốn sử dụng khả năng của mình để gắn bó và phát triển trong lĩnh vực nào, vì sao? Trong vòng 5 hay 10 năm sau bạn sẽ ở đâu trên nấc thang sự nghiệp của mình, bạn mong muốn đạt được những thành tựu nào.

5. Kinh nghiệm làm việc (Working Experience): một số công việc bán thời gian và những gì bạn học hỏi được từ đó. Thường mục này không chú trọng nếu chọn ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp.

6. Thông tin khác (Additional Information): bất cứ điều gì về bản thân mà bạn muốn nhà tuyển dụng biết thêm về mình. Tính cách, sở thích (khi bạn nói thích đọc sách hãy nêu cụ thể loại sách gì, thích đi du lịch thì cụ thể thêm chẳng hạn đã đi được những đâu và thấy gì thú vị; tóm lại những điều cụ thể về cá nhân bạn sẽ thu hút chú ý hơn là chỉ nói một cách chung chung). Các hoạt động ngoại khóa cũng là một phần quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá tính cách năng động, cởi mở, sẵn sàng vì tập thể… của ứng viên, vì vậy nếu bạn từng tham gia các hoạt động xã hội, dù là nhỏ (MHX, nhặt rác tình nguyện, đi bộ đồng hành…) cũng nên đề cập đến.

Hy vọng những điều này sẽ giúp các bạn có được 1 CV thật hoàn chỉnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét